Home / Giáo dục & Đào tạo / Các bước để cai thuốc lá

Các bước để cai thuốc lá

Nếu bạn đã từng bỏ thuốc lá, bạn sẽ biết được điều đó khó như thế nào. Khó bỏi vì nicotine và một chất có khả năng gây nghiện rất cao.  Bỏ thuốc lá là một việc làm rất khó. Người ta thường cố gắng 2 hay 3 lần hoặc nhiều hơn trước khi có thể bỏ hút thuốc lá hoàn toàn. Bỏ thuốc lá là một việc khó và đòi hỏi nhiều nỗ lực, tuy nhiên bạn có thể làm được điều đó.

Những lý do để bỏ thuốc lá

  1. Bỏ thuốc lá là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện.
  2. Bạn sẽ sống lâu hơn, khoẻ hơn
  3. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, bị bệnh tim mạch, và ung thư.
  4. Nếu bạn đang mang thai, bỏ thuốc lá sẽ làm tăng xác suất có một đứa con khoẻ mạnh.
  5. Những người sống cùng với bạn, đặc biệt là trẻ em, sẽ khoẻ hơn.
  6. Bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền mua thuốc lá để dùng vào việc khác.

5 bước quan trọng để bỏ thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra 05 bước sau đây để giúp bạn bỏ thuốc lá vĩnh viễn. Cơ hội bỏ hẳn thuốc lá sẽ cao hơn nếu bạn áp dụng chúng đồng thời.

  1. Chuẩn bị sẵn sàng
  2. Chuẩn bị những hỗ trợ
  3. Học một số kỹ năng mới và hành vi mới (cụ thể xem sau)
  4. Chuẩn bị những hỗ trợ bằng thuốc y/dược và cách sử dụng đúng
  5. Chuẩn bị cho những tình huống khó khăn/ trầm trọng

Chuẩn bị sẵn sàng

Lên kế hoạch, nên chọn vào thời gian mà công việc không gây nhiều stress.

Thay đổi môi trường: Bỏ toàn bộ thuốc lá, cái gạt tàn ra khỏi nhà, xe otô, và nơi làm việc của bạn; không cho phép người khác hút thuốc lá trong nhà bạn. Phân tích những lần cố gắng bỏ thuốc đã thực hiện, tìm những điểm tốt, nguyên nhân thất bại. Khi bắt đầu bỏ thuốc, không được hút lại, dù chỉ là một hơi.

Chuẩn bị những hộ trợ và động viên của những người xung quanh

Các nghiên cứu cho thấy, bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn nếu nhận được sự giúp đỡ bằng nhiều cách:

  • Nói với gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp rằng bạn đang chuẩn bị bỏ thuốc lá và muốn nhận được giúp đỡ. Yêu cầu họ đừng hút thuốc lá khi ở gần bạn và/hoặc không để thuốc lá xung quanh bạn.
  • Nói với những người cung cấp dịch chăm sóc sức khoẻ như bác sỹ, nha sỹ, y tá, dược sỹ, chuyên gia tâm lý, hoặc người tư vấn về vấn đề hút thuốc.
  • Bạn cũng có thể tư vấn với cá nhân hoặc theo nhóm hoặc tư vấn bằng điện thoại. Bạn càng tư vấn nhiều thì cơ hội bỏ thuốc càng lớn. Bạn cũng có thể liên hệ với bệnh viên hoặc trung tâm y tế tại địa phương.

Học các kỹ năng và hành vi mới

  • Cố gằng không chú ý tới nhu cầu hút thuốc lá. Bạn có thể nói chuyện với ai đó, hoặc đi dạo, hay cố gắng bận bịu vào một việc gì đó.
  • Khi mới bỏ thuốc, nên thay đổi các công việc hay hoạt động thường nhật. Chẳng hạn như đi làm bằng đường khác, uống chè thay vì cafe như mọi lần, ăn sáng ở các nơi khác nhau.
  • Làm việc gì đó để giảm stress. Bạn có thể tắm nước nóng, tập thể dục hoặc đọc một cuốn sách.
  • Lên kế hoạch cho những hoạt đông vui chơi giải trí mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước và các đồ uống khác (không chứa cồn- of course)

Chuẩn bị các hỗ trợ của thuốc (dược) và cách sử dụng đúng

Thuốc tân dược có thể giúp bạn bỏ thuốc lá và làm giảm sự thèm thuốc. Tổ chức Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) đã cấp chứng nhận cho 05 loại thuốc sau đây để giúp cai nghiện thuốc lá:

 

  • Bupropion SR- bán theo chỉ dẫn của bác sỹ
  • Kẹo Nicotine- bán tự do
  • Nicotine Inheler- bán theo chỉ dẫn của bác sỹ
  • Nicotine xịt họng- bán theo chỉ dẫn của bác sỹ
  • Miếng dán nicotine- bán theo chỉ dẫn của bác sỹ và bán tự do

 

Khi dùng các hỗ trợ từ thuốc, cần hỏi nhà cung cấp dịch vụ kỹ càng, đọc kỹ những thông tin ghi trên nhãn thuốc. Dùng thuốc sẽ làm tăng gấp đôi cơ hội bỏ thuốc và bỏ vĩnh viễn. Ai cũng có thể sử dụng hỗ trợ của thuốc tân dược để cai thuốc lá, tuy nhiên nếu bạn đang mang thai, đang chuẩn bị có thai, đang cho con bú, dưới 18 tuổi, hút ít hơn 10 điếu 1 ngày, hoặc có tiền sử dùng thuốc thì cần phải tư vấn bác sỹ kỹ càng trước khi sử dụng.

Chuẩn bị cho tình huống tái nghiện/khó khăn

Hầu hết những tình huống trầm trọng xảy ra trong 03 tháng đầu tiên sau khi cai thuốc. Đừng có thất vọng nếu bạn lại hút trở lại. Cần nhớ rằng hầu hết mọi người đều phải cố nhiều lần trước bỏ hẳn. Sau đây là một vài tình huống gây khó khăn nên tránh:

  • Bia/rượu: nên tránh dùng đồ uống có cồn, uống bia/rượu sẽ làm giảm khả năng thành công
  • Người nghiện thuốc lá khác: hạn chế những người hút thuốc quanh bạn, bạn sẽ thèm thuốc khi họ hút thuốc gần bạn.
  • Tăng cân: Hầu hết những người nghiện thuốc lá đều tăng cân khi cai thuốc, thường là tăng khoảng 5kg trở lại. Cố gắng ăn uống và vận động điều độ. Có thể sử dụng một vài loại thuốc làm chậm việc tăng cân
  • Trầm cảm hoặc tâm trạng xấu: Cố gằng tìm và sử dụng các biện pháp khác để làm cho tâm trạng tốt lên và tránh trầm cảm.

Lê Tiến Dũng (a.k.a. ai-gu at KRVN Online.net, 2003) dịch từ “You can quit smoking”, US Department of Health and Human Services, Public Health Services

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Top