Home / Giáo dục & Đào tạo / Anh hùng đoán giữa trần ai mới già

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già

Trong bài viết sau đây tôi không đề cập đến những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình tuyển chọn và gửi người đi đào tạo, tôi giả dụ rằng những bước đó đều làm tốt thì vẫn còn nhiều rủi ro và kém hiệu quả. [ education, vietnam, postdocs, PhD, jobs ]

Do cách thức giảng dạy thụ động của nền giáo dục nước ta, không phải sinh viên/học sinh nào được điểm cao cũng là “tài” hay “thông minh” mà chỉ cần là người chăm học thuộc lòng một chút là có thể có điểm cao. Như vậy việc tìm những “nhân tài” từ trường lớp rồi gửi đi đào tạo chứa một rủi ro rất lớn, bao nhiêu trong số đó sẽ thực sự trở thành những người tài? Bao nhiêu trong số đó chỉ có thể trở thành “thiên lôi” (chỉ đâu đánh đấy, không làm việc độc lập được)? Tôi sẽ không võ đoán vì chúng ta chỉ cần làm một cái điều tra con con sẽ biết ngay.

Vấn đề thứ 2 tôi muốn đề cập đến là những kiến thức mà “nhân tài” của chúng ta gửi đi thu được từ giảng đường, dù đó có thể là những trường nổi tiếng như Harvard đi chăng nữa, chỉ là những kiến thức rất cơ bản và không có điều gì có thể đảm bảo rằng những kiến thức đó sẽ đem lại thành công cho “nhân tài” của chúng ta khi họ đi vào thực tiễn.

{xtypo_rounded_right2}Với các ngành khoa học ở nước ngoài đại bộ phận đều phải trải qua một thời gian thực tập sinh (postdocs) và phải khẳng định được mình trong giai đoạn đó bằng nhiều công trình có ý nghĩa mới mong tìm được một ví trí tốt trong trường Đại học hoặc các công ty lớn.Những trường Đại học có chương trình MBA nổi tiếng không chấp nhận học viên vào chương trình MBA nếu họ không có hoặc có quá ít kinh nghiệm thực tế.

Khi chúng ta có môi trường tốt thì không cần phải mời hay kêu gọi, tự họ sẽ xin về, thậm chí còn phải cạnh tranh rất nhiều mới được về làm việc, tôi sẽ viết về ví dụ của Trung Quốc trong một bài khác. {/xtypo_rounded_right2}

Từ hai điều phân tích ở trên, tôi cho rằng việc lựa chọn và đào tạo nhân tài của chúng ta đang chứa nhiều rủi ro dẫn đến kém hiệu quả. Theo thiển nghĩ của tôi việc lựa chọn nhân tài phải tập trung vào tìm kiếm trong “thực tế”. Tức là tìm những ứng viên đã, đang làm việc. Người xưa có câu “anh hùng đoán giữa trần ai mới già” vì thế việc chúng ta chọn người tài trong trường học cũng giống như người ta bảo “ở nhà nhất mẹ nhì con” đến lúc chúng ta gửi họ đi đào tạo thì mới vỡ ra rằng “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”.

Song song với việc tìm kiếm những nhân tài trong thực tế để tạo cơ hội cho họ học hỏi và đóng góp cho xã hội thì việc vô cùng quan trọng và đem lại lợi ích ngay lập tức đồng thời chứa rất ít rủi ro là việc tạo môi trường, chính sách đãi ngộ để những “nhân đã tài rồi” về làm việc. Họ là những người đã tự khẳng định được chính mình và đã kinh qua thực tế. Chúng ta đang ở trong cơ chế thị trường vì thế nhiều người đã tự đầu tư cho việc học của mình và đã khẳng định được chính mình ở trong nước cũng như ở nước ngoài vậy tại sao chúng ta không tạo ra một môi trường tốt, cạnh tranh để cho họ làm việc ở đó? Việc tạo môi trường lành mạnh, cạnh tranh còn là để đón lõng những nhân tài chúng ta gửi đi đào tạo về làm việc. Nếu không có những điều kiện này, tôi xin đảm bảo họ sẽ không về đâu, bởi nhiều lẽ trong đó có một lẽ là cái họ học, họ tài, không có đất dụng võ ở quê nhà. Nếu bằng cách này hay cách khác chúng ta bắt được họ về thì cũng chỉ bắt được “phần xác” thôi và việc người ta không phát huy được cái tài (khả năng của họ) sẽ làm cho người tài đó trở thành một trong bao nhiêu người “không tài” khác.

Ý kiến cụ thể của tôi là chúng ta nên chia làm đôi quỹ đào tạo 322 cũng như các quỹ đào tạo nhân tài khác trong đó một nửa vẫn tiếp tục xúc tiến việc tìm kiếm người có khả năng từ thực tế để đưa đi đào tạo còn nửa còn lại dùng để thành lập các Trung tâm công nghệ cao (đối với ngành khoa học kỹ thuật), và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh để mời những người đã khẳng định được mình ở nước ngoài về làm việc1. Như vậy chúng ta sẽ rút ngắn được quãng thời gian chờ đợi những người chúng ta gửi đi đào tạo, đồng thời chúng ta cũng tiết kiệm được kinh phí đào tạo rất nhiều mà hiệu quả thì thấy ngay.

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết, nếu các bạn muốn góp ý hoặc chia sẻ quan điểm xin dùng chức năng post comment dưới đây.

Dũng Lê

Trong bài sau tôi sẽ lạm bàn về một ví dụ của Trung Quốc đồng thời làm rõ vấn đề mà nhiều người đang quan tâm: liệu có phải chúng ta đang bị “chảy máu chất xám”?

1Dĩ nhiên là không phải tôi, tôi xếp mình vào nhóm chưa khẳng định được mình và vẫn đang trên con đường làm cái việc không đơn giản đó. Tuy nhiên tôi có thể giới thiệu rất nhiều người tôi biết đều đã thuộc dạng established scientists

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Top