Home / Khoa học & Công nghệ / Trọng điểm và Trọng tâm

Trọng điểm và Trọng tâm

Trong buổi giao lưu trực tuyến về việc triển khai Nghị Định 115, tôi có hỏi một câu hỏi, tuy nhiên cách trả lời của TS. Lê Vân Trình không những không làm rõ thắc mắc của tôi (rất có thể do câu hỏi tôi đặt ra chưa rõ nghĩa) mà có hiều là tôi không đồng tình với việc đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm (thực ra tôi đồng tình). Để làm rõ thêm, tôi xin post lại các thông tin liên quan ở đây.

{xtypo_rounded1}Lê Tiến Dũng – Nam 34 tuổi – Viện Cơ Điện Nông nghiệp và CN Sau thu họach
– Thưa các ông, xin các ông cho biết nhận định của mình về hiệu quả của việc đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm hiện nay ở nước ta. Với việc đầu tư các phòng thí nghiệm có tên như “Phòng Trọng điểm Công nghệ gene” hay “phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào Thực vật”, tôi cho rằng phòng thí nghiệm trọng điểm của chúng ta đang KHÔNG có “trọng tâm” và chỉ xứng đáng như là một trung tâm thiết bị nghiên cứu mà thôi. Ông nghĩ gì về quan điểm của tôi?

TS. Lê Vân Trình: Viện chúng tôi chưa được sở hữu một phòng thí nghiệm trọng điểm nào, tuy nhiên, chúng tôi cũng có một số phòng thí nghiệm thuộc loại hàng đầu của VN. Tôi nghĩ, chủ trương xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm là chủ trương đúng.

Tôi đã có một thời gian làm việc ở một viện nghiên cứu khoa học ở châu Âu. Ở đấy, người ta cũng xây dựng những phòng thí nghiệm trọng điểm và các phòng ấy đã phát huy tác dụng tốt.

Tôi cho rằng, một số phòng thí nghiệm trọng điểm của chúng ta đúng như bạn nói, chưa phát huy được hiệu quả và chưa xứng với cái tên của nó. Có thể do các nguyên nhân như chưa có chính sách thu hút cán bộ phù hợp, và việc đầu tư chưa thật sự đồng bộ nên nghiên cứu còn gặp khó khăn.

Phải nói thêm rằng, cũng còn nơi này nơi khác, người này người khác, cán bộ quản lý còn chưa thực sự toàn tâm toàn ý cho hoạt động của phòng thí nghiệm, nên việc khai thác và sử dụng phòng thí nghiệm chưa đạt hiệu quả tối đa.

Nguồn: vietnamnet {/xtypo_rounded1}

Nói thêm cho rõ ý (Lê Tiến Dũng)

Về việc thiết lập phòng thí nghiệm trọng điểm tôi cho rằng đã có sự coi nhẹ yếu tố nhân lực và cơ chế họat động khi xây dựng nó và nhầm tưởng rằng cứ có nhiều thiết bị hiện đại thì khắc sẽ thành trọng điểm (thực ra chả phải nhầm mà vì vấn đề khác mà không tiện nêu ra ở đây). Tôi cho rằng hiện nay người ta đã nhận ra cái sự sai lầm đó và đang xây dựng cơ chế họat động cho phòng thí nghiệm trọng điểm (thực tế khi bài này được post thì cơ chế họat động đã được duyệt). Về nhân sự thì tôi chưa nhìn thấy được một kế hoạch nào khả thi để có thể hội tụ nhân lực mạnh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm.

Ngoài ra có lẽ cũng còn có sự chưa rõ rang trong việc lựa chọn trọng tâm cho phòng thí nghiệm trọng điểm, hay nói cách khác là trọng điểm mà không trọng điểm. Có thể điểm một vài cái tên (tôi chỉ biết trong lĩnh vực sinh học) như “Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Gene”, “phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật” hay “Phòng thí nghiệm Trọng điểm enzyme và protein”. Chỉ cần đọc cái tên người ta cũng có thể thấy nó không có trọng tâm bởi lẽ công nghệ gene hay công nghệ tế bào thực vật chỉ là những phương pháp hay là giải pháp để giải quyết vấn đề. Người ta hoàn toàn có thể dùng công nghệ gene để nghiên cứu di truyền thực vật, động vật, hóa sinh thực vật, động vật, vaccine, virút học, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu cơ chế bệnh học phân tử, tạo thực vật chuyển gene, chẩn đoán bệnh, v..v.v.

Việc lựa chọn cái tên như vậy có lợi cho phòng thí nghiệm trọng điểm là họ không bị hạn chế bởi chức năng nhiệm vụ và có thể “đá bất cứ sân nào” tức là về nguyên tắc họ có thể tiếp cận nguồn kinh phi nghiên cứu của bất kì tổ chức nào để nghiên cứu về bất kì vấn đề gì (trong sinh học).

Tuy nhiên với sự dàn trải về mục tiêu như vậy (nói đúng hơn người ta đang lấy giải pháp làm mục tiêu) người ta hoàn toàn có thể hiểu tại sao sau “ngần ấy” thời gian thì hiệu quả của việc đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm vẫn chưa nhìn thấy được.

Theo thiển nghĩ của tôi Phòng thí nghiệm Trọng điểm cần phải cụ thể hơn nữa trong việc xác định mục tiêu (trọng tâm) của mình thì mới có thể nâng cao được hiệu quả. Có người sẽ cho rằng đầu tư một phòng thí nghiệm trọng điểm nhiều tiền như thế mà chỉ tập trọng vào vấn đề hẹp thì có lãng phí quá không? Cái này tôi có thể nói là KHÔNG, bởi lẽ nếu vấn đề gì cũng giải quyết được rốt rào như vậy thì thế giới (các nền kinh tế phát triển) đã không phải tốn “ngần ấy” tiền và cứ liên tục đầu tư vào nó từ hàng trăm năm qua và chắc chắn sẽ còn kéo dài trong tương lai.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Top