Home / Khoa học & Công nghệ / Trao đổi về vai trò của các Hội Khoa học

Trao đổi về vai trò của các Hội Khoa học

Phải thừa nhận rằng các hiệp hội khoa học của chúng ta rất yếu trong việc trao đổi học thuật và thúc đẩy khoa học phát triển. Lý do thì có nhiều, nhưng có lẽ cái chính là các hiệp hội khoa học đã không có thực quyền, hoặc là bộ máy hành chính (quản lý nhà nước) can thiệp quá nhiều vào hiệp hội.

Việc các hiệp hội khoa học không có thực quyền phần lớn là do cái cơ chế họat động và quản lý hội chưa được. Ví dụ như hội không có kinh phí, muốn tổ chức hội nghị gì lại phải túm vào anh quản lý nhà nước (để xin tiền, etc). Đấy mới chỉ là kinh phí tổ chức hội thảo chứ chưa phải là kinh phí nghiên cứu. Lý do để không có kinh phí cũng có nhiều, ví dụ không có sponsor hay hội phí thấp. Tất cả những cái này cũng lại vì một cái dễ hiểu nữa là “thị trường” nghiên cứu của mình có vốn qúa ít. Các công ty phục vụ nghiên cứu chỉ có thể sponsor ở mức ít hơn lợi nhuận của họ thu lại từ việc phục vụ chính cộng đồng nghiên cứu đó, nhưng bản thân cộng đồng có ít tiền nghiên cứu, thì công ty đó đương nhiên là ko thể có lãi nhiều, và ko lãi nhiều lấy đâu ra sponsor nhiều.

Hội phí không thể cao được vì rất nhiều hội viên ko có đề tài nhiên cứu, chả ai bỏ lương hay xin tiền vợ/chồng để đóng cái hội phí đó cả, mà thực tế đã không nghiên cứu actively thì họ cũng chả quan tâm đến việc làm hội viên và đóng hội phí.

Ấy là thực trạng đã xảy ra lâu nay, hiện nay theo tôi hiểu thì kinh phí đầu tư cho nghiên cứu đã và đang tăng lên khá nhanh, và việc cần làm là các hiệp hội phải có qui chế họat động phù hợp để tăng thêm phần ảnh hưởng đến quá trình phát triển khoa học của nước nhà.

Việc các hiệp hội có được quyền quyết định phân bổ hay xét duyệt dự án/đề tài nghiên cứu hay không thì nó liên quan đến đổi mới quản lý nhà nước trong quản lý khoa học, liệu quốc hội có (dám) để cho các hiệp hội khoa học tham gia việc này hay không cũng phụ thuộc vào chính bản thân các hiệp hội khoa học.

Còn việc một diễn đàn chung cho các nhà khoa học Việt Nam trên thế giới thì có nhiều vấn đề:

1- Diễn đàn ảo nhiều lắm, nhưng mỗi người một ý, và dần dần thường bị những kẻ cơ hội chính trị hoặc sa đà vào chính trị làm mất cái focus của diễn đàn, và những diễn đàn kiểu đó rất dễ bị các đồng nghiệp trong nước dị ứng. Nếu các nhà khoa học Việt ở nước ngoài mạnh nhưng không kết nối được với các nhà khoa học trong nước được thì hiệu quả của sự hợp tác trong thúc đẩy phát triển khoa học nước nhà cũng thấp.

2- Diễn đàn thực, physical body thì hiện chúng ta cũng có cái khó (1) luật của Việt Nam chưa cho phép 1 hiệp hội tại VN nhưng các thành viên lại là người nước ngoài (việt kiều), trong khi đó luật NGO lại chỉ dành cho các tổ chức đã có địa chỉ và tư cách pháp nhân ở nước ngoài, và (2) cái khó của lịch sử để lại đòi hỏi những người muốn tổ chức một hiệp hội thế này phải hết sức nhạy cảm và tế nhị (ngoại kiều của Hàn quôc hay singapore ko có giống ngoại kiều của ta ở điểm này, vì thế rất khó so sánh).

Mình có vài ý kiến nhỏ như thế, có thể chưa sát, cũng có thể có những ý khác mình chưa thể trình bày hết, hy vọng nhận được feedback của các bạn.

{xtypo_rounded2}Trao đổi của nick GoAhead06, một nghiên cứu sinh ngành sinh học tại Hàn Quốc:

Vấn đề khúc mắc ở đây theo em nghĩ là vấn đề cơ chế chứ hiện tại quy mô của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chẳng hạn, số đơn vị trực thuộc rất lớn và không ít đơn vị “làm ăn” khá tốt do dựa trên danh nghĩa là đơn vị trực thuộc của VUSTA. Nếu theo cách quản lý thông thường để duy trì hoạt động của hiệp hội bằng cơ chế đóng quỹ sử dũng con dấu chung (ví dụ cơ quan em thường là 5% ~ 10% tổng giá trị dự án/đề tài) thì quỹ không sợ thiếu tiền, ngoài ra với danh nghĩa hiệp hội có thể kêu gọi đầu tư tài trợ từ trong và ngoài nước. Do vậy cơ chế là một phần, vấn đề về quy mô và cách thức quản lý cũng cần bàn tới.

Có tới trên 200 đơn vị Viện, Trung tâm trực thuộc VUSTA (http://www.vusta.vn/directory_cat.asp?id=5). Nếu quản lý tốt hơn thì không những đơn vị trực thuộc có lợi mà VUSTA cũng lớn mạnh.

Tại sao một đơn vị trực thuộc có thể kêu gọi tài trợ cho hội thảo quốc tế trong khi đơn vị chủ quản chính lại không làm được? Do vậy “thịt cần đi đôi với hành” nên có thể các quản lý hiện tại của các Chủ tịch/Phó chủ tịch toàn là kiêm nhiệm dẫn tới thiếu tài chính và tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước. Do vậy theo em nghĩ cần có các vị trí chủ chốt chuyên trách thì mới có thể “mạnh vì hơn vì nhiều gạo” được.

Giả sử bác Aigu muốn thành lập một Trung tâm gì gì về Sinh học, bác có muốn thành lập với danh nghĩa là đơn vị trực thuộc của VUSTA ko hay bác muốn tự bơi? Nếu là em thì em đóng tiền để tham gia ngay và không ít người làm tốt công việc của mình nhờ việc tham gia này. Tại sao đơn vị mẹ lại ko làm được?

Vài suy nghĩ của cá nhân em, còn để bàn thì nhiều lắm. Mọi người cho ý kiến thêm.{/xtypo_rounded2}

{xtypo_rounded1}Phản hồi của aigu (Lê Tiến Dũng):

Hi, điều mình nói ra dưới đây có lẽ sẽ làm cho nhiều người phản đối nhưng mình cho rằng vai trò của các Trung tâm trực thuộc VUSTA trong thúc đẩy khoa học là rất ít. Cái từ cậu dùng chính ra là rất đúng, họ “làm ăn” được đấy nhưng KH có nhờ thế mà tiến lên không thì cõ lẽ còn phải suy nghĩ.

Phần lớn các trung tâm đó đều được thành lập bởi các nhà khoa học đã “về hưu” nhưng vẫn còn các mối quan hệ với các tổ chức fundings (có thể là của nước ngoài tài trợ hoặc trong nước) nên có khả năng “kiếm việc” về [nếu các bác ý chưa về hưu thì các dự án này đương nhiên sẽ ‘chảy’ về cơ quan của các bác ý]. Tuy nhiên bản thân các trung tâm này thường là không có quân, không có cơ sở hạ tầng vì thế người thực hiện công việc cuối cùng lại là những Viện nghiên cứu nhà nước được các trung tâm này “thuê” lại [thường là cơ quan cũ của các bác ý]. Như vậy, về mặt tổng thể thì công việc vẫn thế nhưng lại có thêm một “middle layer” nữa nên chi phí qủan lý của các dự án/đề tài này sẽ cao hơn nhiều.

Có lẽ cũng phải loại trừ một số trung tâm có đầu tư lớn và làm ăn nghiêm túc. 

Việc các bác ý lựa chọn VUSTA để xin thành lập trung tâm trực thuộc là do VUSTA hầu như chả quản lý họ cái gì! {/xtypo_rounded1}

{xtypo_sticky}Mời các bạn tiếp tục trao đổi ở Diễn đàn OVREN {/xtypo_sticky}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Top