Home / Khoa học & Công nghệ / [Video]Hóa học tình yêu

[Video]Hóa học tình yêu

Scan não bộ của những người đang yêu đã giúp người ta định nghĩa lại và phân chia tình yêu thành nhiều loại khác nhau. Helen Fisher, một nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers và là tác giả một cuốn sách về tình yêu, gợi ý phân chia tình yêu thành 3 loại: (1) Tình yêu dục vọng (Lust),(2) Tình yêu lãng mạn (Romantic love), (3)Tình yêu với sự gắn kết lâu dài (long-term attachment.

Mặc dù có sự giao thoa (overlap) lẫn nhau, nhưng về cơ bản đây là những “hiện tượng” (phenomena) riêng biệt với những hệ thống tình cảm, động cơ và những chất hóa học riêng biệt. Những hệ thống này đã được tiến hóa để thực hiện các chức năng tương ứng là: giao phối (mating), tạo cặp (pair-bonding) và làm cha mẹ. (Kéo chuột xuống dưới để đọc tiếp)

Bài phát biểu của Helen Fisher:

1- Vì sao chúng ta yêu? Vì sao chúng ta lừa dối

{flv}helen2006{/flv}

 

2- Não bộ khi yêu

{flv}helen2008{/flv}

1- Yêu dục vọng đương nhiên là liên quan đến những ham muốn về tình dục. Jim Pfaus, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Concordia ở Montreal, cho biết trạng thái kết quả của tình dục dục vọng (lustful sex) tương tự như trạng thái được tạo ra bởi thuốc phiện. Một loạt những thay đổi về hóa học xảy ra bao gồm sự tăng nồng độ của serotonin, oxytocin, vasopressin và các “thuốc phiện nội sinh” (opioids, nhóm chất cơ thể tạo ra có tác dụng như thuốc phiện). Theo Dr. Pfaus, những thay đổi hóa học trên có nhiều tác dụng như để thư giãn cơ thể, tạo nên sự khoái cảm và sự thỏa mãn, và có lẽ phần nào cũng tạo ra sự gắn kết với những gì xảy ra.

2- Tiếp theo là sự hấp dẫn, hay nói cách khác là trạng thái được yêu (đôi khi được gọi là tình yêu lãng mạn-romantic love, hay sự si tình-obsessive love). Đây là một dạng “tinh tế hơn” của dục vọng thuần túy (refinement of mere lust) mà nó cho phép người ta bắt cặp với một bạn tình nào đó. Trạng thái yêu này đặc trưng bởi cảm giác vui vẻ hồ hởi, những suy nghĩ sở hữu và si mê về người họ yêu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trạng thái tinh thần (mental state) này có một số điểm chung về các chất tín hiệu thần kinh (neurochemical) với giai đoạn bùôn vui thất thường của bệnh rối lọan thần kinh có tên là “chứng hưng trầm cảm” (manic depression). Tuy nhiên những nghiên cứu của Dr. Fisher lại cho rằng những biểu hiện này lại giống với 1 bệnh khác (ai muốn biết thì đọc về bệnh obsessive compulsive disorder-OCD).

Do những biểu hiện trên, người ta đặt câu hỏi là về mặt lâm sàng liệu có thể “chữa” được trạng thái yêu lãng mạn này hay không? Theo Dr. Fisher thì hoàn toàn có thể kìm hãm cảm giác của tình yêu lãng mạn, nhưng chỉ ở giai đoạn sớm bằng cách tăng hàm lượng serotonin. Khi hàm lượng hormon này cao trên não nó sẽ giúp hạn chế những cảm xúc lãng mạn. Điều này cũng có nghĩa là những người phải uống thuốc chống trầm cảm (để giữ nồng độ serotonin cao) sẽ bị mất/giảm khả năng fall in love (yêu). Tuy nhiên một khi tình yêu lãng mạn đã đến giai đoạn tha thiết (earnest), thì việc tăng nồng độ serotonin khó có thể dập tắt nổi. Dr. Fisher cũng nói thêm rằng tình yêu lãng mạn ở giai đoạn tha thiết (earnest) có động lực mạnh nhất trên hành tinh và thậm chí còn mạnh hơn cả cảm giác đói (It is one of the strongest drives on Earth. It seems to be more powerful than hunger). Tình yêu lãng mạn thường không ổn định (unstable), và vì vậy nó ko phải là cơ sở tốt cho việc có con và nuôi dạy con cái.

3. Giai đoạn cuối cùng của tình yêu (final stage of love), sự gắn kết lâu dài (long-term attachment), cho phép những ông bố bà mẹ hợp tác với nhau trong việc nuôi dạy con cái. Trạng thái tình yêu này được đặc trưng bởi những cảm giác bình yên (calm), an toàn, thoải mái (social comfort) và emotional union.

Do những trạng thái tình yêu nói trên là độc lập với nhau, cả 3 hệ thống này có thể xảy ra đồng thời với những kết quả nguy hiểm. Dr. Fisher giải thích rằng “bạn có thể cảm nhận sự gắn kết sâu sắc với vợ/chồng đồng thời có tình yêu lãng mạn với một người khác và cùng lúc đó lại có những cảm xúc/ham muốn tình dục với một đối tác không nằm trong 2 đối tác trên.”

Các giai đoạn tình yêu có phần nào khác biệt giữa nam và nữ. Chẳng hạn như tình yêu dục vọng dễ dàng được đánh thức ở nam giới bời những kích thích hình ảnh hơn là ở nữ giới. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân mà việc xem phim ảnh khiêu dâm thường phổ biến hơn ở nam giới.

Cả nam và nữ thể hiện tình yêu lãng mạn giống nhau, họ bị thu hút bởi những đối tác tốt bụng, khỏe mạnh, thông minh và có học vấn (educated). Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể trong sự lựa chọn của 2 giới. Đàn ông thường bị thu hút bởi sự trẻ trung xinh đẹp, trong khi phụ nữ thường bị thu hút bời tiền bạc, học vấn và địa vị. Khi nhìn thấy một người đàn ông già cả, xấu xi đi dạo tay trong tay với một phụ nữ trẻ trung xinh đẹp, phần lớn mọi người đều cho rằng người đàn ông đó phải hoặc là rất giàu có hoặc đầy quyền lực (rich or powerful).

Lược dich từ “Love is all about chemistry“!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Top